1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa nhi
Khoa nhi hiện nay đang trở thành một trong khoa chủ lực trong hệ thống y tế, đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em phát triển về thể chất, tinh thần tốt nhất. Vậy chức năng nhiệm vụ của khoa nhi là gì?
1.1. Chức năng của khoa nhi:
Khoa Nhi là khoa lâm sàng đảm nhiệm chức năng:
– Thực hiện khám và điều trị một số bệnh cho trẻ em (từ sơ sinh đến trẻ dưới 16 tuổi) kể cả trẻ có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Đồng thời chọn lọc và tư vấn đối với người nhà bệnh nhi vào điều trị nội trú.
– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý đồng thời có phương pháp phòng chống dịch bệnh.
1.2. Nhiệm vụ của khoa nhi:
– Tổ chức đón tiếp người bệnh, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp phổ biến và tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh cho trẻ và người nhà bệnh nhân.
– Truyền nhiễm cho bệnh nhân và người nhà.
– Bố trí khu vực phòng chờ, phòng khám bệnh có đầy đủ ghế ngồi, nước uống, thoáng mát và giảm phiền hà cho người bệnh.
– Thực hiện theo đúng quy chế kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị của Bệnh viện.
– Thực hiện việc sao kê, ghi chép, lưu trữ sổ sách, báo cáo về kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định của Bệnh viện.
– Người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh sau đó chỉ định nhập viện, nhập vào máy vi tính và chuyển khoa. Thực hiện vận chuyển người bệnh đến khoa điều trị đồng thời phải ký giao-nhận đầy đủ theo đúng quy định.
– Lập hồ sơ bệnh án để điều trị ngoại trú đối với những bệnh nhân bị bệnh mạn tính phải điều trị ngoại trú trong thời gian dài. Tổ chức lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú theo đúng quy định và bổ sung kịp thời các hồ sơ này đến với các Khoa, Phòng chức năng với mỗi bệnh viện cùng với các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu.
+ Tham gia vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công.
Với chức năng nhiệm vụ của khoa nhi trên đây sẽ giúp bạn nắm chi tiết hơn để chuẩn bị kiến thức cho việc chăm sóc sức khỏe cho bé.
2. Khoa Nhi điều trị những bệnh lý gì?
Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược HCM, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với người lớn. Nguyên nhân bởi hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ hoàn thiện để ngăn ngừa được những bệnh phổ biến. Với trẻ sơ sinh thống kê số lượng chiếm khoảng 6% mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi…Do vậy mà việc chuẩn bị kiến thức để dự phòng phương án điều trị rất thích hợp.
Không chỉ vậy, đối với các trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ phải tiếp xúc với nhiều bạn trẻ đồng trang lứa. Nên với các trẻ có nguy cơ mầm bệnh cao rất dễ lây nhiễm. Hay việc vệ sinh chưa được chú ý thì rất dễ lây bệnh trong môi trường. Điều đó khiến cho tỷ lệ bệnh nhi đi khám và chữa bệnh rất nhiều, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa hiện nay. Dưới đây là những bệnh lý mà khoa nhi cần điều trị bao gồm:
- Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ:
– Tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp tính, người bị hội chứng nôn chu kỳ, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày.
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mãn tính ( hội chứng hấp thu kém, táo bón, hội chứng Colic…), Bệnh viêm đại tràng.
- Bệnh lý tim mạch:
– Chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh nặng trước khi sinh với những trường hợp mang thai nguy cơ cao
– Phát hiện và điều trị rối loạn nhịp tim
– Bệnh tim thường gặp: thấp tim, theo dõi tim bẩm sinh, kawasaki, phối hợp điều trị với các trung tâm tim mạch khác
- Các bệnh lý nhi đa khoa
- Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới
- Thận tiết niệu
Trẻ bị viêm cầu thận cấp tính, nhiễm khuẩn tiết niệu, protein niệu và/hoặc đái máu, hội chứng thận hư vv.
- Bệnh lý dị ứng, Hô hấp và Tai mũi họng
Điều trị cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên và dưới (viêm amidan, viêm mũi, viêm phổi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản, vv…), bệnh hen phế quản và dị ứng đường hô hấp.
- Thần kinh
Trẻ bị sốt cao co giật, động kinh
- Huyết học
Trẻ bị xuất huyets giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu cấp và mãn tính, thalassemia…
- Điều trị bệnh về nội tiết
– Rối loạn tuyến giáp
– Rối loạn phát triển giới
– Rối loạn tăng trưởng
– Dậy thì sớm
– Tiểu đường, hạ canxi máu, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng cushing,…
- Da liễu
– Trẻ bị hăm tã, viêm da cơ địa – eczema, mề đay vv.
– Viêm da nhiễm trùng: mụn nhọt, bệnh chốc lở, áp-xe, trứng cá…
– Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh, trứng cá ở trẻ sơ sinh, tăng sắc tố mụn mủ thoáng qua ở trẻ sơ sinh, mụn thịt, viêm da dầu, bệnh vảy nến ở trẻ, nhiễm trùng rốn…
Trên đây là thông tin chức năng nhiệm vụ của khoa nhi và những kiến thức liên quan để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!