Tăng Acid Uric Máu

1. Acid uric máu là gì?

Trong cơ thể người, Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Khi các tế bào bị chết đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành Acid uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những Acid uric xuất phát từ thức ăn như thịt, cá hoặc một số con đường chuyển hóa khác thì có nguồn gốc ngoại sinh. Mỗi ngày, lượng Acid uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu (khoảng 80%) và 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

Bình thường, nồng độ Acid uric máu ở khoảng 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép này thì sẽ được gọi là tăng Acid uric máu.

2. Bệnh tăng Acid uric máu là gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin- thành phần cấu tạo nên DNA, RNA..(các vật chất di truyền). Acid uric được thải trừ qua thận. Khi acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, nó có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra cơn gút cấp (bệnh gút). Hoặc lắng đọng tại da, mô mềm thành các hạt tophi, hoặc tạo thành sỏi urat ở thận. Tăng acid uric máu có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Tăng acid uric máu có triệu chứng thường đề cập đến các cơn gút cấp hoặc bệnh gút mạn.

 

Bài viết liên quan